Chương này cung cấp cho quý vị thông tin về các dịch vụ và sự hỗ trợ cho trẻ em và người lớn bị khuyết tật về phát triển sống tại nhà. Chúng tôi giải thích cách luật này hỗ trợ việc giúp gia đình sống cùng nhau.
Thông tin này chủ yếu được dẫn từ một luật tiểu bang có tên là Đạo Luật Lanterman, bắt đầu tại mục 4500, Bộ Luật Phúc Lợi và Định Chế California. Chúng tôi cung cấp cho quý vị mục trong luật tiểu bang này để quý vị có thể tìm thông tin chúng tôi đề cập trong đây. Quý vị có thể phải xem xét luật này để nhận các dịch vụ quý vị cần. Khi quý vị thấy từ “Section(s)” (“(Các) Mục”), theo sau là một con số và không có thông tin khác, thì chính là (các) mục của Đạo Luật Lanterman. Để đọc Đạo Luật Lanterman, nhấp vào đây.
- (6.1) Đạo Luật Lanterman quy định gì về các dịch vụ trợ giúp trẻ em sống tại nhà cùng gia đình?
- (6.2) Các trung tâm khu vực phải làm gì để đáp ứng các nhu cầu của trẻ bị khuyết tật về phát triển và gia đình?
- (6.3) Làm thế nào để tôi có thể yêu cầu dịch vụ mới hoặc thay đổi dịch vụ cho con mình?
- (6.4) Quy trình Kế Hoạch Chương Trình Cá Nhân (IPP) liên quan đến các gia đình như thế nào?
- (6.5) Dịch Vụ Chung là gì?
- (6.6) Dịch Vụ Hỗ Trợ Tại Nhà hoạt động như thế nào với tư cách là nguồn lực chung?
- (6.7) Sự hỗ trợ tự nhiên hoạt động như thế nào với tư cách là nguồn lực chung?
- (6.8) Trung tâm khu vực có thể thanh toán cho các dịch vụ y tế hoặc nha khoa không?
- (6.9) Nếu trung tâm khu vực thanh toán cho các dịch vụ, họ có luôn phải sử dụng nhà cung cấp dịch vụ có chi phí ít nhất không?
- (6.10) Ngoài Đạo Luật Lanterman, những luật khác có yêu cầu phải cung cấp các dịch vụ dành cho trẻ khuyết tật để giúp trẻ sống tại nhà không?
- (6.11) Cha mẹ bị khuyết tật về phát triển có thể nhận các dịch vụ từ trung tâm khu vực để giúp họ nuôi dưỡng con không?
- (6.12) Văn hóa, giá trị và phong tục của gia đình sẽ được cân nhắc khi cung cấp các dịch vụ giúp gia đình giữ trẻ khuyết tật ở lại nhà phải không?
- (6.13) Nếu tôi không nói được tiếng Anh hoặc tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ của tôi thì sao?
- (6.14) Nếu trung tâm khu vực không cung cấp tất cả dịch vụ mà gia đình chúng tôi cần cho con mình sống tại nhà thì sao?
- (6.15) Trung tâm khu vực có thể cung cấp Dịch Vụ Hỗ Trợ Gia Đình nào để giúp các gia đình chăm sóc con mình tại nhà?
- (6.16) Có các quy định hoặc yêu cầu đặc biệt nào đối với một số dịch vụ của trung tâm khu vực không?
- (6.17) Trung tâm khu vực có thể thanh toán cho các dịch vụ cắm trại và giải trí xã hội không? Dịch vụ giáo dục và liệu pháp phi y tế thì sao?
- (6.18) Sở Dịch Vụ Phát Triển (Department of Developmental Services) có ý kiến gì về việc khôi phục các dịch vụ cắm trại, giải trí xã hội và các dịch vụ liên quan?
- (6.19) Làm thế nào để trung tâm khu vực có thể quyết định đối tượng nào nhận được các dịch vụ như cắm trại, giải trí xã hội, liệu pháp phi y tế và giáo dục?
- (6.20) Tôi có phải sử dụng hết hoặc thử các nguồn lực khác trước khi trung tâm khu vực tài trợ cho chương trình giải trí xã hội của tôi không?
- (6.21) Làm thế nào để tôi có thể yêu cầu các dịch vụ giải trí xã hội, cắm trại, liệu pháp phi y tế hoặc giáo dục từ trung tâm khu vực?
- (6.22) Nếu trung tâm khu vực từ chối yêu cầu của tôi về dịch vụ giải trí xã hội hoặc các dịch vụ liên quan khác thì sao?
- (6.23) Có sẵn dịch vụ chăm sóc tạm thời cho các gia đình để giúp họ giữ người con bị khuyết tật ở lại nhà không?
- (6.24) Các cơ sở chăm sóc trẻ bị khuyết tật về phát triển hoặc gia đình nhận nuôi tạm thời có thể nhận số giờ chăm sóc tạm thời không?
- (6.25) Trung tâm khu vực xác định số lượng dịch vụ chăm sóc tạm thời cần thiết bằng cách nào?
- (6.26) Nếu chúng tôi cần số giờ chăm sóc tạm thời nhiều hơn số giờ trung tâm khu vực nghĩ rằng gia đình chúng tôi cần thì sao?
- (6.27) Nếu trung tâm khu vực và tôi không thể nhất trí về lượng dịch vụ chăm sóc tạm thời mà gia đình tôi cần thì sao?
- (6.28) Tôi chọn nhân viên chăm sóc tạm thời bằng cách nào?
- (6.29) Làm thế nào để một thành viên gia đình có thể trở thành Bên Cung Cấp Là Thành Viên Gia Đình của trung tâm khu vực cho các dịch vụ chăm sóc tạm thời?
- (6.30) Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc tạm thời có thể được đào tạo để giải quyết nhu cầu y tế đặc biệt của một người khuyết tật trong giờ dịch vụ chăm sóc tạm thời không?
- (6.31) Dịch vụ chăm sóc tạm thời phối hợp với Dịch Vụ Hỗ Trợ Tại Nhà do hạt cung cấp như thế nào?
- (6.32) Trung tâm khu vực có thể yêu cầu các gia đình đổi dịch vụ chăm sóc tạm thời thành các dịch vụ khác của trung tâm khu vực mà cũng cho phép gia đình tạm dừng trách nhiệm chăm sóc không?
- (6.33) Chăm sóc tạm thời và chăm sóc ban ngày có phải là cùng một dịch vụ không?
- (6.34) Trung tâm khu vực hoặc một cơ quan khác có thể giúp thanh toán chi phí chăm sóc ban ngày cho trẻ bị khuyết tật về phát triển không?
- (6.35) Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc ban ngày có phải thực hiện các điều chỉnh hợp lý để cung cấp dịch vụ chăm sóc cho trẻ bị khuyết tật về phát triển không?
- (6.36) Chương trình giáo dục đặc biệt của con tôi và trung tâm khu vực phối hợp với nhau như thế nào?
- (6.37) Trung tâm khu vực có tham gia vào việc chuyển tiếp học sinh giáo dục đặc biệt từ trường sang cuộc sống sau khi ra trường không?
- (6.38) Trung tâm khu vực có cung cấp các dịch vụ khẩn cấp hoặc can thiệp khủng hoảng không?
- (6.39) Trung tâm khu vực có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc điều dưỡng không?
- (6.40) Chương Trình Hỗ Trợ Nhận Nuôi (Adoption Assistance Program, AAP) và trung tâm khu vực phục vụ trẻ bị khuyết tật về phát triển như thế nào?
- (6.41) Cha mẹ có phải thanh toán phí cho một số dịch vụ của trung tâm khu vực không?
- (6.42) Con tôi có thể tham gia Chương Trình Tự Xác Định không?