Menu Close

(10.19) Các bước trong quy trình kháng cáo là gì?

(10.19) Các bước trong quy trình kháng cáo là gì?

Thông tin này sẽ thay đổi vào ngày 1 tháng Ba năm 2023

  1. Yêu Cầu Phiên Điều Trần – Quý vị có thể yêu cầu phiên điều trần trực tiếp, qua điện thoại hoặc bằng văn bản.
  2. Phản Hồi Của Trung Tâm Khu Vực – Trung tâm khu vực phải gửi cho quý vị thông báo xác nhận yêu cầu phiên điều trần của quý vị.[1]§§ 4710.6(a)-(c). Nếu quý vị không nhận được thông báo từ trung tâm khu vực, họ phải gửi cho quý vị thông báo có tất cả thông tin cần thiết đối với “thông báo đầy đủ”.[2]§§ 4710.6(a)-(c).
  3. Mẫu Đơn Yêu Cầu Phiên Điều Trần – Khi quý vị báo với trung tâm khu vực rằng quý vị muốn có phiên điều trần công bằng, trung tâm khu vực phải cung cấp mẫu đơn yêu cầu phiên điều trần công bằng cho quý vị. Nếu quý vị cần trợ giúp với việc điền mẫu đơn, trung tâm khu vực phải giúp quý vị.[3]§ 4710.5(b) & (c).
  4. Cuộc Họp Không Chính Thức – Nếu quý vị muốn có cuộc họp không chính thức, trung tâm khu vực phải tổ chức cuộc họp. Quý vị và trung tâm khu vực phải nhất trí về thời gian tổ chức cuộc họp.[4]§ 4710.6(a). Trung tâm khu vực phải gửi cho quý vị văn bản thông báo xác nhận ngày giờ và địa điểm diễn ra cuộc họp không chính thức của quý vị.   Thông báo này cũng phải nêu rõ quý vị có thể từ chối có cuộc họp không chính thức.[5]§ 4710.6(b).  
  5. Buổi Hòa Giải – Buổi hòa giải là khi một người độc lập, được đào tạo (“người hòa giải”) giúp quý vị đạt được thỏa thuận công bằng và ổn thỏa được giữa quý vị và trung tâm khu vực. Chúng tôi đề xuất nên có buổi hòa giải. Cả quý vị và trung tâm khu vực có thể quyết định không hòa giải. Nếu quý vị gửi văn bản yêu cầu buổi hòa giải, trung tâm khu vực có 5 ngày làm việc để quyết định họ có muốn tham gia buổi hòa giải không.[6]§ 4711.5(a). Kể cả khi quý vị chọn không có buổi hòa giải, quý vị vẫn có quyền có phiên điều trần công bằng. Lựa chọn là ở quý vị.[7]§ 4710.9(b).
  6. Phiên Điều Trần Công Bằng – Quý vị có quyền yêu cầu phiên điều trần với sự tham gia của thẩm phán muộn nhất là 50 ngày sau khi trung tâm khu vực nhận được yêu cầu phiên điều trần của quý vị.[8]§ 4712(a). Thẩm phán này được gọi là Thẩm Phán Luật Hành Chính (Administrative Law Judge hoặc chuyên viên đặc trách điều trần). Nếu quý vị hoặc trung tâm khu vực yêu cầu và có lý do hợp lý, chuyên viên đặc trách điều trần có thể cho phép phiên điều trần diễn ra sau. (Xem Câu hỏi 26.)
  7. Quyết Định Của Phiên Điều Trần Công Bằng – Thẩm phán phải đưa ra quyết định muộn nhất 10 ngày làm việc sau khi phiên điều trần kết thúc. Quyết định này phải được đưa ra chậm nhất là 80 ngày sau khi quý vị yêu cầu phiên điều trần.[9]§ 4712.5(a).
  8. Kháng Cáo Quyết Định Của Phiên Điều Trần Công Bằng – Nếu quý vị không đồng ý với quyết định của phiên điều trần, quý vị có 90 ngày để đệ đơn đề nghị Lệnh Yêu Cầu Thi Hành Hành Chính lên tòa thượng thẩm.[10]§ 4712.5(a).

QUAN TRỌNG: CÁC BƯỚC TRONG QUY TRÌNH KHÁNG CÁO SẼ THAY ĐỔI VÀO NGÀY 1 THÁNG BA NĂM 2023. Sau ngày 1 tháng Ba năm 2023:

  • Quý vị sẽ nộp tất cả đơn kháng cáo với DDS thay vì trung tâm khu vực.
  • DDS sẽ gửi bản sao kháng cáo lên trung tâm khu vực.
  • DDS sẽ gửi bản sao kháng cáo lên Văn Phòng Điều Trần Hành Chính (Office of Administrative Hearings, OAH) nếu quý vị yêu cầu buổi hòa giải hoặc phiên điều trần.
  • Nếu quý vị yêu cầu cuộc họp không chính thức, trung tâm khu vực phải tổ chức cuộc họp không chính thức trong vòng 10 ngày theo lịch kể từ khi quý vị kháng cáo.
  • Nếu quý vị yêu cầu buổi hòa giải, trung tâm khu vực phải tham gia buổi hòa giải đó. OAH phải tổ chức buổi hòa giải trong vòng 30 ngày theo lịch kể từ khi quý vị kháng cáo.
  • OAH phải tổ chức phiên điều trần trong vòng 50 ngày theo lịch kể từ khi quý vị kháng cáo.
  • Quý vị phải nhận được quyết định trong vòng 90 ngày theo lịch kể từ khi quý vị kháng cáo.
  • Nếu quý vị yêu cầu hoãn lại, các thời hạn này sẽ được gia hạn.

References
1 §§ 4710.6(a)-(c).
2 §§ 4710.6(a)-(c).
3 § 4710.5(b) & (c).
4 § 4710.6(a).
5 § 4710.6(b).  
6 § 4711.5(a).
7 § 4710.9(b).
8 § 4712(a).
9 § 4712.5(a).
10 § 4712.5(a).